Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?

Diệp hạ châu là loại cây thân thảo và mọc hoang nhiều nơi. Các nghiên cứu cho thấy, chiết xuất của loại cây này có tác dụng tốt đối với sức khỏe, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Vậy đây là loại cây gì và có những công dụng nào? Bài viết dưới đây của Tiki sẽ giải đáp chi tiết cho bạn.

>> Xem thêm:

Diệp hạ châu là gì?

Đây là loại thảo dược xuất hiện nhiều ở các vùng nhiệt đới. Tên khoa học của loại cây này là Phyllanthus urinaria, còn được biết đến với một số tên gọi khác như cây răng cưa, cây chó đẻ, cây cau trời hay diệp hạ châu đắng. 

Loại cây này có thân cứng, cao khoảng 30cm. Lá có hình bầu dục ngược, mọc so le thành hai dãy sít nhau, có màu xanh nhạt ở mặt dưới và xanh đậm ở mặt trên. Hoa có màu trắng, mọc sát dưới lá. Quả cây chó đẻ có hình cầu, nằm sát dưới lá. Có thể nói, toàn bộ thân cây đều có thể thu hoạch để sử dụng như một phương thuốc nam quý giá.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Diệp hạ châu là loại thảo dược xuất hiện nhiều ở các vùng nhiệt đới (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm:

8 Tác dụng của diệp hạ châu đối với sức khỏe

Diệp hạ châu có vị ngọt pha đắng và có tính mát. Dưới đây là 8 tác dụng cụ thể của loại thảo dược này mà bạn đọc nên biết.

Hỗ trợ tiêu hóa, chữa bệnh dạ dày

Loại cây này có khả năng làm giảm vết loét dạ dày thông qua cơ chế giảm tiết acid. Loại cây này còn có khả năng kích thích trung tiện và kích thích ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Diệp hạ châu có khả năng làm giảm vết loét dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa (Nguồn: Internet)

Điều trị sỏi thận, sỏi mật

Nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina khẳng định, alkaloid – amin có nguồn gốc từ tự nhiên có trong diệp hạ châu giúp chống co thắt cơ vân và cơ trơn. Bên cạnh đó, loại cây này còn có tên gọi khác là cây tán sỏi. Tên gọi này là sự công nhận cho khả năng điều trị sỏi thận và sỏi mật mà loại thảo dược này mang lại. 

>> Xem thêm: Cách dùng trà xanh trong chữa bệnh phát huy hiệu quả tác dụng

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Diệp hạ châu (cây tán sỏi) giúp điều trị sỏi thận và sỏi mật (Nguồn: Internet)

Tăng cường hệ miễn dịch

Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản vào năm 1992 cho thấy, cây này có tác dụng kìm hãm virus HIV-1 phát triển. Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myers Squibb cũng đã tìm thấy hoạt chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch ở loại cây này và đặt tên là “Nuruside”.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Nhiều nghiên cứu cho thấy cây này giúp tăng cường hệ miễn dịch (Nguồn: Internet)

Kháng viêm hiệu quả

Cả 2 nghiên cứu trên chuột nhắt và chuột đồng vào năm 2013 và 2017 đều có thấy dịch chiết xuất từ diệp hạ châu có tác dụng chống viêm. Chất chống viêm trong loại cây này được nhận xét có hiệu quả tương đương với hoạt chất giảm đau ibuprofen. 

>> Xem thêm:

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Dịch chiết xuất từ diệp hạ châu có tác dụng chống viêm hiệu quả (Nguồn: Internet)

Bảo vệ gan và chống oxy hóa

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh cây diệp hạ châu có tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa. Dịch chiết xuất từ loại thảo dược này có khả năng bảo vệ gan khỏi độc tính của hoạt chất giảm đau acetaminophen. Bên cạnh đó, thông qua khả năng tổng hợp glutathion và chống oxy hóa  của Phyllanthin – một hoạt chất có trong cây này đã giúp gan chống oxy hoá, đồng thời bảo vệ gan trước tác động của aflatoxin B1. Có thể nói, chiết xuất dịch từ loài cây này có thể so sánh với chất chống oxy tiêu chuẩn, vitamin C

>> Xem thêm các loại trà, thảo mộc tốt cho sức khỏe:

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Cây chó đẻ có tác dụng bảo vệ gan và chống oxy hóa (Nguồn: Internet)

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu của trường Đại học Nigeria năm 2010, diệp hạ châu giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Chiết xuất từ phần thân trên của loại thảo dược này giúp giảm lượng đường trong máu và phòng chống đường huyết tăng đột biến.

Một nghiên cứu khác vào năm 2012 cũng cho thấy, chiết xuất ethanol của lá có khả năng chống đái tháo đường mạnh mẽ. Đó cũng là lý do cây chó đẻ được biết đến như một phương thuốc “đắt giá” giúp chữa bệnh tiểu đường trong các bài thuốc cổ truyền.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Chiết xuất từ phần thân trên của cây chó đẻ giúp giảm lượng đường trong máu (Nguồn: Internet)

>> Xem thêm:

Phòng chống bệnh ung thư

Polyphenol trong diệp hạ châu có tác dụng phòng chống các tế bào ung thư xâm nhập. Đồng thời, hoạt chất này sẽ giúp ngăn ngừa một số loại ung thư di căn, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Polyphenol bên trong cây này có tác dụng phòng chống các tế bào ung thư (Nguồn: Internet)

Giảm đau hiệu quả

Kenneth Jones cùng các nhà nghiên cứu đến từ Brazil đã khám phá ra tác dụng giảm đau mạnh có trong một vài loại Phyllanthus, trong đó có diệp hạ châu. Hoạt chất ester ethyl, acid gallic và hỗn hợp steroid (stigmasterol và beta sitosterol) trong loại cây này có tác dụng giảm đau mạnh gấp 4 lần indomethacin và gấp 3 lần so với morphin. 

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Cây có tác dụng giảm đau mạnh gấp 4 lần indomethacin (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng vị thuốc diệp hạ châu

Diệp hạ châu kết hợp với các loại thảo dược khác giúp chữa trị nhiều loại bệnh khác nhau. Để có được vị thuốc diệp dạ châu hiệu quả bạn không nên tự uống mà phải có sự kê toa từ bác sỹ. Dưới đây là một vài vị thuốc thông dụng có diệp hạ châu mà bạn có thể tham khảo:

  • Chữa viêm gan B: Diệp hạ châu 30g, sài hồ 12g, nhân trần 12g, hạ khô thảo 12g, chi tử 8g, sắc uống 1 thang/ngày.
  • Chữa vàng da, viêm gan: Cây chó đẻ 40g, dành dành 12g, mã đề 20g sắc nước uống.
  • Chữa xơ gan cổ trướng: Diệp hạ châu (cây chó đẻ) 100g sao khô, sắc nước 3 lần; thêm 150g đường và uống nhiều lần trong ngày, liệu trình 30 – 40 ngày.
  • Chữa nhọt độc sưng đau: Dùng 1 nắm cây chó đẻ cùng một ít muối đem giã nhỏ, sau đó chế nước vào, vắt lấy nước uống, lấy bã đắp vào vết đau.
  • Chữa trẻ em tưa lưỡi: Giã cây chó đẻ tươi vắt lấy nước và bôi (Dược liệu Việt Nam).
  • Chữa sốt rét, nhiễm độc, sán lá: 20g cây diệp hạ châu khô, cam thảo đất 20g sao khô và sắc thành nước uống mỗi ngày.
Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Hướng dẫn sử dụng (Nguồn: Internet)

Nên dùng diệp hạ châu một ngày mấy lần?

  • Mỗi ngày, bạn có thể dùng 8g–40g diệp hạ châu ở dạng cây tươi hoặc sao khô, sắc nước uống.
  • Khi dùng ngoài da, bạn giã nát cây chó đẻ tươi và đắp vào chỗ vết thương, vết côn trùng cắn (không giới hạn liều lượng).
  • Tùy loại bệnh của từng người, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng thuốc của loại cây này.

>> Xem thêm:

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Bạn có thể dùng 8g–40g ở dạng cây tươi hoặc sao khô mỗi ngày (Nguồn: Internet)

Tác dụng phụ của diệp hạ châu khi uống quá nhiều

Đây là cây thuốc nam có tác dụng thải độc, thanh lọc gan, thông huyết, lợi tiểu, điều trị mụn nhọt, tiêu chảy… Tuy nhiên, loại cây này cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ như gây khó chịu cho dạ dày, thậm chí tiêu chảy. Nếu sử dụng quá liều có thể dẫn đến xơ gan. Do đó, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như quá trình sử dụng các loại thuốc khác.

Diệp hạ châu có tác dụng gì? Uống nhiều có tốt không?
Cây chó đẻ có thể gây khó chịu dạ dày, tiêu chảy cho một số người (Nguồn: Internet)

Diệp hạ châu (cây chó đẻ) là vị thuốc tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, loại thảo dược này chỉ đóng vai trò hỗ trợ trong việc điều trị các bệnh kể trên. Bạn đọc nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loài cây này để mang lại hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập Tiki Blog để cập nhật thêm các kiến thức bổ ích khác.

Câu hỏi thường gặp

Uống diệp hạ châu nhiều có tốt không?

Uống loài cây này quá nhiều có thể gây lạnh gan dẫn đến xơ gan. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng loại thảo dược này cho người bị đầy bụng, khó tiêu, đại tiện lỏng hoặc sợ lạnh…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *