Bạn đang đọc: Giải Pháp Tối Ưu Giá Cước Vận Chuyển Hàng Hóa Bằng Đường Biển
Giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là vấn đề đáng quan tâm khi doanh nghiệp có nhu cầu gửi hàng nội địa/quốc tế. Việc tính toán và tối ưu chi phí vận tải giúp quản lý doanh thu tốt hơn. Cùng bài viết tham khảo về giải pháp tiết kiệm giá cước vận chuyển hàng hóa như nào nhé.
Tổng quan về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Tìm hiểu về khái niệm và các loại phí, phụ phí giúp mọi người hiểu rõ hơn về cách tính toán giá cước vận tải đường biển.
Vận tải hàng hóa đường biển quốc tế được lựa chọn nhằm tiết kiệm chi phí đường dài
Khái niệm giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển
Đây chính là số tiền bạn phải bỏ ra để chi trả cho việc vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện tàu biển. Giá cước vận tải thường được tính dựa theo khối lượng hàng hóa mỗi lần gửi đi. Tuy vậy, khi tính toán tổng chi phí cho quá trình vận chuyển đường biển, người ta cần cộng thêm các khoản phụ phí phát sinh.
Các loại phí và phụ phí trong vận tải đường biển
Cùng điểm qua một số loại phụ phí thường gặp khi vận tải hàng hóa đường biển nhé.
- O/F (Ocean Freight): cước đường biển khi vận chuyển hàng từ cảng đi đến cảng đích.
- Phí chứng từ (Documentation fee): phí chứng từ làm vận đơn/thủ tục giấy tờ cho lô hàng trước khi xuất/nhập khẩu.
- Phí THC (Terminal Handling Charge): phí xếp dỡ, tập kết container tại cảng.
- Phí CFS (Container Freight Station fee): phí lưu kho các mặt hàng lẻ gửi đi theo hình thức LCL.
- Phí CIC (Container Imbalance Charge): phí di chuyển vỏ container rỗng.
- Phí EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu áp dụng cho các tuyến hàng đi châu Á.
- Phí Handling (Handling fee): phí theo dõi quá trình giao nhận, vận chuyển, khai báo manifest với hải quan.
- COD (Change of Destination): phí phát sinh khi chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích.
- ISF (Import Security Kiling): phí kê khai an ninh khi nhập khẩu hàng tại Mỹ.
- PSS (Peak Season Surcharge): phí mùa cao điểm (thường áp dụng từ tháng 8 – tháng 10).
Quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Quá trình giao nhận hàng hóa bằng đường biển thường trải qua những bước cơ bản như sau.
Tìm hiểu thêm: Top +14 Nước Hoa Jo Malone Mùi Thơm Nổi Bật Nhất Hiện Nay
Quy trình vận tải hàng hóa đường biển diễn ra theo các bước cơ bản dưới đây
Bước 1: Booking
Còn được hiểu là chủ hàng liên hệ đặt chỗ trên tàu vận chuyển của hãng tàu/đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải. Sau khi booking chỗ thành công, chủ hàng cần lưu ý đến những thông tin quan trọng:
- Cảng đi.
- Cảng đến.
- Ngày khởi hành.
- Ngày cắt máng.
- Loại container.
- Số lượng container cùng các thông tin khác.
Bước 2: Đóng hàng
Gửi hàng đi theo hình thức gom lẻ (LCL) thì hàng sẽ được đóng gói tại kho CFS, sau đó ghi mã ký hiệu cho mỗi kiện hàng. Cuối cùng là chuyển hàng từ kho CFS để sắp xếp vào container cùng các kiện hàng lẻ khác.
Gửi hàng đi theo hình thức nguyên container (FCL) thì hàng sẽ được sắp xếp vào thùng hàng sau đó kẹp chì niêm phong. Cuối cùng là vận tải container ra bãi tập kết ở cảng đi.
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Doanh nghiệp hoặc đội ngũ nhân viên từ đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển được ủy quyền hoàn thành thủ tục xuất khẩu.
Bước 4: Phát hành B/L
Một khi thủ tục xuất khẩu được hoàn thành, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu và rời cảng. Trước đó, chủ hàng cần cung cấp thông tin liên quan để phát hành B/L khi tàu chạy.
Bước 5: Gửi chứng từ
Chủ hàng chuẩn bị đầy đủ và gửi đến người nhận các chứng từ liên quan:
- Hợp đồng thương mại.
- Hóa đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói hàng hóa.
- Vận đơn.
- Giấy tờ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ.
- Catalogue của hàng hóa cùng các loại giấy tờ khác nếu có yêu cầu.
Bước 6: Nhận chứng từ
Người nhận hàng tiến hành kiểm tra lại mức độ chính xác và đầy đủ của toàn bộ giấy tờ từ người gửi.
Bước 7: Thông báo hàng đến
Hãng tàu thông báo tàu sẽ cập bến trước ngày tàu đến cho người nhận hàng. Người nhận hàng cần kiểm lại các thông tin liên quan để chủ động hoàn thiện thủ tục nhập khẩu.
Bước 8: Lệnh giao hàng
Người nhận cung cấp chứng từ để xuất trình B/L, chi trả các khoản phí cho hãng tàu và nhận lệnh giao hàng.
Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu
Người nhận có thể kê khai hải quan điện tử trước khi hàng cập cảng sẽ thực hiện thông quan hàng hóa. Đối với các mặt hàng đặc thù cần thêm thủ tục để kiểm tra chuyên ngành.
Bước 10: Dỡ hàng
Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại hải quan, hàng hóa được đưa về địa điểm giao nhận (có thể là kho của người nhận). Với hình thức gửi hàng FCL thì cần dỡ hàng khỏi container và gửi trả thùng hàng rỗng về hãng tàu.
Cách tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Tính toán giá cước vận tải hàng hóa bằng đường biển được thực hiện như thế nào? Tùy vào hình thức gửi hàng đi sẽ có cách tính khác nhau.
Tính toán cước phí vận tải hàng hóa đường biển cần dựa vào hình thức gửi hàng đi
Hàng nguyên container (FCL)
Tùy vào mặt hàng, người ta sẽ tính giá cước vận chuyển dựa vào trọng lượng/thể tích hàng hóa. Cách tính thông thường khi vận chuyển hàng nguyên container như sau.
- Công thức 1: Cước vận chuyển = cước phí x số lượng container.
- Công thức 2: Cước vận chuyển = cước phí x số lượng Bill/số lượng shipment.
Hàng lẻ (LCL)
Với hình thức gửi hàng nhỏ lẻ LCL người ta thường áp dụng công thức tính theo trọng lượng hàng hóa sau khi quy đổi thành CBM.
-
CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện hàng.
Nếu quy đổi CBM ra kg theo phương thức vận tải đường biển thì 1 CBM tương đương với 1000kg. Và khi tính giá cước vận tải theo hình thức LCL, mọi người hãy dựa vào tiêu chí sau.
- Nếu 1 tấn
- Nếu 1 tấn >= 3 CBM thì áp dụng bảng giá CBM, tính cước vận tải theo thể tích (hàng nhẹ)
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển
Đừng bỏ qua những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước vận tải hàng hóa đường biển như sau nhé.
>>>>>Xem thêm: 3 ý tưởng giúp ngăn phòng khách và bếp ăn cho ăn hộ nhỏ
Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến cước phí vận tải đường biển
Phân loại hàng hóa
Những mặt hàng đặc biệt, hàng cồng kềnh, hàng quá tải, hàng có giá trị…thường có mức giá cao hơn mặt hàng bình thường.
Phạm vi giao/nhận hàng
Phí vận tải đường biển nội địa sẽ rẻ hơn so với vận tải đường biển quốc tế. Đơn giản vì gửi hàng quốc tế sẽ trải qua nhiều quy trình, thủ tục hơn.
Khối lượng/kích cỡ hàng hóa
Một số hãng tàu/đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đưa ra mức giá ưu đãi cho những đơn hàng có khối lượng lớn. Gửi hàng càng ít, càng nhỏ lẽ có thể tiêu tốn nhiều phí vận tải hơn. Tuy nhiên, mọi người có thể tham khảo thêm hình thức gửi hàng LCL.
Thời điểm trong năm
Vào thời điểm biển động hay cao điểm trong năm, mức giá cước vận chuyển sẽ được cộng thêm phụ phí.
Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển
Mức giá cước vận chuyển hàng hóa đường biển từ các đơn vị vận tải là không giống nhau. Hãy tìm hiểu về đơn vị uy tín có mức giá tốt để lựa chọn dịch vụ giao – nhận hàng tại đây nhé.
Việc tính toán chính xác giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và quản lý tốt các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cước giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hiệu quả. Cogoport hiểu rõ bài toán khó khăn này của các doanh nghiệp và đưa ra giải pháp đơn giản với các gói dịch vụ chất lượng. Sử dụng dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển nội địa/quốc tế tại công ty, quý khách hàng nhận được:
- Sự hỗ trợ tận tình của đội ngũ CSKH xuyên suốt quá trình giao – nhận hàng hóa.
- Tư vấn đề lộ trình gửi hàng tốt nhất nhằm tiết kiệm chi phí.
- Tính toán tổng chi phí cho quá trình vận chuyển theo cách tối ưu nhất.
- Lựa chọn nhiều hãng tàu uy tín với mức giá vận tải ưu đãi.
- Tham khảo bảng giá cước vận chuyển container đường biển chi tiết để lựa chọn.
- Theo dõi quy trình giao – nhận hàng hóa đầy đủ nhờ phần mềm hiện đại.
- Lựa chọn một trong các phương thức thanh toán linh hoạt, trả sau tiện lợi.
Vậy quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp đến Cogoport để được hỗ trợ nhanh chóng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nhé.